Phân biệt giữa sốt dengue và sốt xuất huyết dengue do muỗi | Diệt Mối Côn Trùng Sài Gòn - Thinh An Hung Pest Control
Hóa chất - Thiết bị
Hỗ trợ trực tuyến
0903 088 033
090 333 7803
thinhanhung@trumoisaigon.com
Đang trực tuyến: 19
Lượt truy cập: 2054989
Danh mục tin tức
Phân biệt giữa sốt dengue và sốt xuất huyết dengue do muỗi

 

Muỗi Aedes aegypti và cách thức lây truyền bệnh SD và SXHD

Sốt dengue (SD) và sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus dengue gây nên.

Virus dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Virus dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Mặc dù có cùng căn nguyên gây bệnh, cùng con đường truyền bệnh, nhưng SXHD có đặc điểm lâm sàng nổi bật là xuất huyết, trụy mạch và dễ tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Trong khi đó SD là bệnh diễn biến lành tính, không có hiện tượng thẩm thấu mao mạch quan trọng.

Chính vì vậy, việc phân biệt giữa SD và SXHD là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, từ đó có thể tránh những rủi ro về sức khỏe có thể xảy ra.

Các biểu hiệu và phương pháp xử trí SD:

Người bệnh thường sốt cao đột ngột, liên tục và kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần. Kèm theo là các biểu hiện nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, da sung huyết, phát ban, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Có thể thấy các biểu hiện của xuất huyết như chấm xuất huyết ở dưới da hoặc chảy máu cam.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội.

Xét nghiệm máu thường thấy tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, bạch cầu giảm; không thấy có biểu hiện cô đặc máu (chỉ số Haematocrit bình thường).

Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có.

Do đây là bệnh diễn biến lành tính nên phần lớn người bị SD chỉ cần điều trị ngoại trú hoặc theo dõi tại các cơ sở y tế.

Với SD chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu có sốt cao, đặc biệt là trẻ em có thể nguy cơ co giật, vì vậy cần phải dùng thuốc hạ nhiệt kết hợp với lau mát.

Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng paracetamol đơn chất với liều lượng thích hợp cho từng lứa tuổi theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Cấm dùng aspirin, anagil, ibuprofen, acetyl salicylic acid để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống, tốt nhất là dùng oresol hoặc nước trái cây như nước dừa, nước chanh, nước cam... Có thể dùng nước cháo loãng pha với muối.

Nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước thì cần truyền dịch.

Các biểu hiệu và phương pháp xử trí SXHD

Vệ sinh môi trường và dụng cụ chứa nước sạch sẽ, nằm màn tẩm hóa chất... để phòng chống bệnh SD và SXHD

Người bệnh đột ngột sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày. Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue.  

Tuy nhiên, biểu hiện xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi của bệnh dưới nhiều hình thái: Dấu hiệu dây thắt dương tính, xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc hoặc vết bầm tím ở quanh nơi tiêm chích, các chấm xuất huyết ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn, có thể thấy các mảng bầm tím.

Bệnh nhân có thể thấy chảy máu mũi, máu lợi, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Trường hợp nặng có thể thấy nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Gan của người bệnh SXHD thường to. Do huyết tương thoát qua thành mạch nên có thể thấy hiện tượng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.

Nếu thấy các dấu hiệu vật vã, lạnh đầu chi, xuất huyết nhiều, nước tiểu ít là các dấu hiệu của tiền sốc. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để điều trị kịp thời.

Trường hợp SXHD có sốc bao gồm tất cả các triệu chứng của SXHD kèm theo nhiệt độ hạ đột ngột, da ở các chi lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc kẹt, nước tiểu ít.

Triệu chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh.

Biện pháp xử trí với SXHD cần uyển chuyển và tùy vào mức độ của bệnh.

Trường hợp SXHD nhẹ, chưa có dấu hiệu của tiền sốc và sốc, người bệnh được điều trị và theo dõi như đối với SD.

Trong trường hợp đã có dấu hiệu nặng là dấu hiệu chỉ điểm của những diễn biến nhanh, khó lường và phức tạp, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế, bù dịch tích cực kết hợp với các biện pháp điều trị đặc biệt khác nhằm hạn chế các biến chứng và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Nên truyền dịch khi có biểu hiện cô đặc máu mặc dù huyết áp và mạch ổn định. Dịch truyền bao gồm Ringer Lactat hoặc huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương.

Vì sao lại phải truyền nước cho bệnh nhân SXHD? Thực tế, SXHD không gây mất nước (hầu hết bệnh nhân SXHD là đủ và thừa nước). Tuy nhiên, do bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu (20-30% ) nên bắt buộc phải truyền dịch cấp cứu.

 

 

theo cp.vn